Vận chuyển

Toàn quốc

1 đổi 1 sản phẩm

7 ngày

Bảo hành chính hãng

30 ngày

Tin tức

13 mẹo nấu ăn đơn giản áp dụng cho đầu bếp mới

17
Th07

1. Đọc và chuẩn bị

Rất nhiều người thường đánh giá thấp tầm quan trọng của việc chuẩn bị trước khi bắt đầu nấu, và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được mình có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi làm theo mẹo này. Trước khi bắt đầu nấu, hãy đọc ng thức thật cẩn thận và đảm bảo rằng bạn có đủ các thành phần và thiết bị nhà bếp mà mình cần để nấu từ đầu đến cuối. Bạn sẽ không còn phải dò dẫm tìm thứ mình cần trong tủ lạnh hay tủ bếp trong khi nồi nước sốt đang sôi sùng sục nữa!

2. Nêm muối đúng cách

Không phải món ăn nào chúng ta cũng cho trực tiếp muối vào ngay từ khi nấu. Đối với các món ăn có các loại củ nên cho muối vào sớm hơn để muối ngấm đều vào củ còn đối với món rau luộc thì chỉ nên nêm muối trước khi bắc nồi xuống tránh cho việc các chất dinh dưỡng trong rau mất đi.

3. Liên tục nếm

Nếu bạn đang thử nấu một món ăn mà mình hiếm khi hoặc chưa từng nấu trước đây, thì có lẽ việc liên tục nếm món ăn tại mỗi bước để tránh nêm quá ít hoặc quá nhiều gia vị sẽ là một ý tưởng tốt. Nếm ngay từ sớm, và hãy nếm thường xuyên. Nếu phát hiện nêm gia vị quá tay, hãy cố gắng làm loãng bằng cách cho thêm một chút nước cam hoặc giấm để cân bằng lại hương vị.

4. Cách chiên rán không bị bắn mỡ

Muốn món chiên rán không bị bắn mỡ trước khi cho thịt cá vào chiên thì bạn nên rắc thêm một chút bột mì vào chảo trước. Nếu muốn những món chiên rán có màu vàng đẹp mắt, đặc biệt là món nem, khi đun nóng dầu bạn vắt vào chảo dầu một vài giọt nước chanh.

Cách khử mùi tanh của cá

Cá mua về muốn khử sạch mùi tanh có thể dùng mẹo vặt là ngâm cá trong dung dịch 1 lít nước có pha thêm 3 thìa canh rượu trắng và gừng đập dập.

5. Thêm tỏi vào đúng thời điểm

Tỏi bị cháy sẽ biến những món thịt hoặc rau được nêm hoàn hảo nhất trở nên đắng, vì vậy thời điểm bắt đầu cho tỏi vào xào là rất quan trọng. Nếu có thể, hãy sử dụng thỏi băm hoặc đậm nhỏ vì chúng ít khả năng bị cháy trong chảo hơn. Nếu bạn nấu các ng thức món Tây, hãy thêm thỏi vào gần cuối quá trình nấu. Nếu bạn nấu các món xào châu Á thường cần xào tỏi ở lúc đầu, hãy theo dõi cẩn thận và đảm bảo cho thêm chất lỏng hoặc giảm nhiệt khi tỏi đã chuyển nâu vàng.

6. Bí kíp làm món thịt chiên

Mẹo để làm món thịt gà hoặc thịt lợn chiên ngon hảo hạng không hề khó. Các đầu bếp thường ngâm thịt vào dung dịch gồm: 3 chén nước, ¼ chén muối và ¼ chén đường. Ngâm thịt vào dung dịch này và cho vào tủ lạnh. Nếu miếng thịt có trọng lượng 1kg thì bạn cần để chúng trong tủ lạnh 1 giờ. Nhưng hãy chú ý không để chúng quá 8 giờ hoặc ít hơn nửa giờ trong tủ lạnh.

7. Để nước dùng không có váng

Muốn có nồi nước dùng trong vắt, không có váng, bạn cần hầm thịt trên lử nhỏ trong 1-3 giờ và liên tục vớt bọt trong khi nấu. Nếu dùng thịt bò hoặc thịt cừu để làm nước dùng, bạn nên rang qua các loại rau trước khi cho vào nồi nước dùng để tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn.

8. Chế biến hành đúng cách

Để có món hành ngon đúng vị, bạn nên xào hoặc chiên chúng với muối, thêm chút dầu ăn và bơ kết hợp để lửa nhỏ. Muối sẽ loại bỏ mùi hôi của hành và giúp giữ lại vị ngọt.

9 Cách giảm mùi tỏi

Bạn có thể ép tỏi lấy nước và cho vào món ăn thay vì cho nguyên củ tỏi vào Cách này sẽ giảm mùi khó chịu của tỏi mà vẫn giữ trọn vẹn hương vị của món ăn đó.

10. Tăng độ thơm của tiêu

Rang tiêu trên lửa cho đến khi có mùi thơm rồi cho vào cối giã. Cách này sẽ giúp hương vị của tiêu được phát huy tốt hơn.

11. Xào rau không bị khô

 Để giữ lại dinh dưỡng, khi chảo nóng, thêm 2-3 thìa canh nước để hơi nước nóng có thể làm rau chín tới mà không tiêu hao quá nhiều lượng nước ngọt có sẵn trong rau, củ.

12. Nấu cơm ngon

Muốn cơm ngon, dẻo, cần lưu ý về cách vo gạo, ngâm gạo cũng như đảo cơm. Sau khi vo gạo, nên ngâm gạo khoảng 15-30 phút rồi mới nấu. Khi cơm chín tỏa khói, nồi đã sang chế độ giữ ấm, có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không dính vào thân nồi.

13. Kỹ thuật nêm nếm gia vị theo đúng thứ tự

Nêm gia vị nên theo nguyên tắc: loại nào lâu thấm thì nêm trước. Trong món cần nêm muối và đường, thì nêm đường trước tiên, rồi tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm nên có thời gian nấu càng ngắn càng tốt. Xì dầu có chứa đường, nếu cho xì dầu sớm vào món ăn, đường sẽ bị phân hủy và tạo ra mùi chua, đắng.

Với món hầm, có các loại củ, nên cho muối vào sớm hơn để muối ngấm đều vào củ.

Với món rau luộc, nên nêm muối trước khi nước sôi, vì nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn nhiệt độ sôi của nước thường, giúp rau xanh hơn.

Với các món nướng, nếu ướp muối trước khi nướng, muối sẽ hút hết nước trong miếng thịt, khiến thịt bị khô sau khi nướng, đồng thời làm giảm lượng vitamin và khoáng chất. Để thịt mềm, nên ướp với hỗn hợp sốt được pha chế từ dầu mè, rượu vang, tỏi, hành,

tiêu...

Thiết kế website bởi: